HomeVăn hóa Sài GònĐã qua thời Ông Đồ thư pháp "ngàn năm"?

Đã qua thời Ông Đồ thư pháp “ngàn năm”?

Dù Tết Nguyên đán đã qua gần 01 tuần nhưng đâu đó vẫn còn đọng lại dư vị ngày tết đâu đây. Có nhớ ngày đường hoa Phố đi bộ Nguyễn Huệ tràn ngập người dân nô nức khám phá, check – in chụp ảnh. Lại nhớ hình ảnh đầu năm đi chùa xin xăm cầu cho may mắn, bình an, hơn hết còn nhớ như in cảm giác cùng người thân yêu quây quầng bên mâm cơm gia đình, cùng trao cho nhau lời chúc đầu năm. Thế nhưng, chắc có lẽ nhiều người đã quên đi văn hóa xin chữ đẹp Ông Đồ thư pháp vào ngày đầu năm du xuân.

Xin chữ đầu năm – Giá trị văn hóa của ngày đầu năm

Quay trở về cột mốc thời gian những năm 2000, vào ngày đầu năm mới hoặc những ngày sau tết Nguyên đán, người người lại nô nức kéo nhau đi xin chữ đẹp thư pháp để mong cầu may mắn, hanh thông công việc đầu năm và xin chữ đầu năm trở thành nét đẹp văn hóa của mọi nơi trên đất nước Việt Nam chúng ta từ thuở xa xưa.

Nét đẹp cho chữ dịp xuân – Ảnh: Tổng hợp

Cứ gần đến dịp tết Nguyên đán hay ngày sau dịp tết âm lịch, Ông Đồ cọ bút, giấy thư pháp đã sẵn sàng đợi người xếp hàng đến xin chữ. Vào thời điểm văn hóa xin chữ đầu năm lên ngôi, nườm nượp người chen nhau đến gặp Ông Đồ để mong được Ông tặng chữ xuân gặp may mắn, khai xuân phát tài phát lộc và sức khỏe trong năm mới. Cho đến nay, thật hiếm bắt gặp hình ảnh xin chữ vào dịp xuân trên đường phố mà lác đác chữ còn là hoài niệm hình ảnh thư pháp cùng Ông Đồ vào mỗi dịp năm mới đến.

Tại sao cho chữ thư pháp là Ông Đồ?

Chúng ta thường thấy rằng khi xin chữ thư pháp thường là hình ảnh Ông Đồ già bên nét bút trên giấy đỏ mà không phải là nhân vật nào khác. Nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao là Ông Đồ cho chữ khi xin chữ đẹp đầu năm?

Ông Đồ là người đỗ 03 kỳ thi Tú tài theo như định nghĩa khoa cử Nho học – Ảnh: Tổng hợp

Thư pháp có nét chữ mềm mại, là người am hiểu về giá trị con chữ ngày xưa nhiều và hơn hết để trở thành một người cho chữ thư pháp phải là người đỗ tú tài quan 03 kỳ thi tú tài trong kì thi khoa cử Nho học ngày xưa. Nho học một trong khoa cử quan trọng của bộ máy nhà nước thời xưa, tên gọi dân gian xưa của người đỗ đạt 03 kỳ thi tú tài là Ông Đồ, chính xác là nguồn gốc từ kỳ thi này. Bên cạnh đó, thêm một lý do giải thích cho nguyên do Ông Đồ xuất hiện bởi trong các kỳ thi khoa cử ngày xưa chỉ cho phép các nam nhân dự thi, nên vậy mà cái tên Ông Đồ ra đời từ đây.

Ông Đồ thư pháp giờ đây chỉ còn ký ức?

Không hẳn văn hóa xin chữ đầu năm dần bị xóa bỏ nhưng thực tế cho thấy rằng hình ảnh xin chữ đầu năm đã dần thưa đi và có lẽ nhiều thế hệ sau đã quên đi từng có một Ông Đồ cặm cụi nở nụ cười viết lên lời chúc đẹp vào đầu năm. Sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong thời đại công nghệ hiện nay dần phai đi hình ảnh được nhiều người mong đợi mỗi dịp đầu xuân.

Dạo một vòng trên các cung đường xuân, một vòng ở trước các cửa chùa đâu đâu cũng thưa thớt hình ảnh Ông Đồ cùng tờ thư pháp đỏ may mắn. Dù hình ảnh đẹp này đang dần thưa đi nhưng có lẽ rằng văn hóa cho chữ đầu năm vẫn còn đó. Tại TP.HCM, Ông Đồ thư pháp vẫn còn một số nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống có từ ngàn năm của dân tộc ta.

Kết luận

Dù cho thời gian trôi qua có nhiều sự thay đổi, có những điều dần trôi qua còn là hình ảnh của hồi ức, có những điều vẫn còn đó để lưu giữ nét văn hóa truyền thống, nhưng hơn hết rằng hình ảnh Ông Đồ già cùng thư pháp vẫn còn mãi là văn hóa của dân tộc Việt trong những dịp đầu xuân.

Bài viết tham khảo:

- Advertisement -spot_img
Must Read
Related News