HomeVăn hóa Sài GònTết người Hoa Chợ Lớn Sài Gòn sẽ như thế nào?

Tết người Hoa Chợ Lớn Sài Gòn sẽ như thế nào?

Sài Gòn không chỉ là nơi hội ngộ tập trung đông đảo người dân từ khắp các phương xa tề tựu mà nơi đây còn có nét riêng biệt đặc sắc trong văn hóa dân tộc. Đặc biệt dọc theo các Quận 5, Quận 6 và Quận 11 tập trung đông đúc người Hoa sinh sống. Và nhân mùa tết đến đang tràn khắp không gian trên các đường phố lớn, cùng XSTP.HCM khám phá nét đặc sắc trong văn hóa đón tết của người Hoa ở khu Chợ Lớn Sài Gòn sẽ như thế nào nhé!

1. Không khí rộn ràng đón tết người Hoa ở Chợ Lớn Sài Gòn

Chợ Lớn Sài Gòn hiện đang là điểm thu hút đông đảo người dân thành phố và du khách bởi không khí đón xuân đang hội tụ phủ kín các cung đường ở khu Sài Gòn Chợ Lớn. Các hàng quán trong khu chợ của người Hoa đã đầy khắp các mặt hàng trang trí tết cho các du khách và người dân thỏa sức mua sắm về tranh hoàng nhà cửa cho mùa năm mới.

Cung đường Sài Gòn Chợ Lớn ngập tràn sắc xuân màu đỏ – Ảnh: Tổng hợp

Thông thường, người Hoa sẽ bán những mặt hàng về câu chúc đối, các tấm thiệp đỏ trang trí chúc mừng năm mới và đặc biệt nét đặc trưng trong văn hóa chúc tết của người sẽ luôn ngập tràn màu đỏ nhằm mong cầu những may mắn, sự suôn sẻ sẽ đến với trong thời khắc chuyển giao năm mới. Và cũng thời gian này nô nức đông đảo người dân đang dần tân trang lại cho ngôi nhà của mình chào mùa xuân mới đến khi qua cung đường Chợ Lớn Sài Gòn ngày càng đông, chật kín.

2. Văn hóa nghi lễ của ngày trước tết Nguyên đán của người Hoa

Vào những ngày trước tết, cũng giống như các phong tục đón tết Nguyên đán truyền thống thì người Hoa cũng dọn dẹp và tân trang lại nhà cửa của mình. Đến tối 23, rạng sáng 24 tháng Chạp thì người Hoa thực hiện nghi thức đưa ông Táo về trời. Thông thường vật dâng lễ đưa ông táo về trời là bánh kẹo, thèo lèo và quýt. Đối với người Hoa, quýt tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Khác với người miền Trung, người dân nơi đây hay sử dụng bánh khô nổ, bánh da hoặc bánh in để cúng tiễn đưa ông Táo về trời.

3. Phong tục dán chữ trong đêm giao thừa

Người Hoa ở khu Sài Gòn Chợ Lớn thường dán câu đối liễn và họ sẽ thay câu đối liễn mới với nền đỏ chữ vàng mang ý nghĩa cầu phúc sự may mắn, buôn bán suôn sẻ với các gia đình kinh doanh, buôn bán. Câu đối liễn như là lời cầu chúc cho gia chủ làm ăn phát tài phát lộc cho một năm mới sắp đến. Và trẻ nhỏ sẽ mặc những bộ quần áo mới màu đỏ, nhận lì xì từ ông ba, ba mẹ nhằm gặp điều may cho năm mới sắp đến.

Treo tranh liễn ngày tết là phong tục lâu đời của người Hoa – Ảnh: Tổng hợp

Và cũng trong đêm 30 Tết, khác với phong tục của người Việt thì người Hoa thường dâng cúng năm mới là các loại bánh đặc sản của người Hoa như bánh tổ gọi là ” niên cao”, bánh bao gọi là ” phát bao” đều mang ý nghĩa mong cho gia chủ phát tài, phát lộc nhiều hơn cho năm mới đến.

Bánh bao, bánh tổ là hai trong số món bánh không thể thiếu trong các dịp tết của người Hoa – Ảnh: Tổng hợp

4. Khác biệt văn hóa chúc Tết của người Hoa

So với văn hóa chúc tết của người Việt, thường sẽ là mùng 1 là tết cha, thăm tết họ hàng trước khi về thăm tết nhà ngoại đối với người có chồng thì người Hoa ngược lại, người Hoa sẽ thăm tết gia đình bên ngoại đối với người có chồng họ sẽ thăm tết nhà ngoại sau đó tết cha và cuối cùng thăm tết họ hàng.

Một điểm khác biệt tiếp theo so với văn hóa đón tết của người miền Trung nói riêng và người Việt nói chung nằm ở chỗ người miền Trung kỵ ăn các loại cải vào dịp đầu năm mới vì đối với người dân ăn cải vào ngày đầu năm mới sẽ làm cho gia đình luôn lộn xộn và cãi cọ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại so với người Hoa, vào mùng 7 người Hoa ăn 07 loại cải khác nhau tượng trưng cho mùa màng luôn xanh tốt và lương thực luôn dồi dào.

Kết luận

Mỗi vùng miền đều có nét văn hóa khác nhau và càng thú vị hơn ở mỗi văn hoa dân tộc của Việt Nam cũng có những truyền thống đón tết đặc biệt nếu có cơ hội bạn cũng đừng bỏ lỡ thưởng thức các món bánh ngọt trong dịp tết của người Hoa nhé.

Bài viết tham khảo:

- Advertisement -spot_img
Must Read
Related News