HomeBlogKhám phá mùa lễ hội cúng trăng Ok Om Bok giữa lòng...

Khám phá mùa lễ hội cúng trăng Ok Om Bok giữa lòng Sài Gòn

Lễ hội cúng trăng hay còn gọi là lễ hội Ok Om Bok – một trong những lễ hội thể hiện nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Khmer hiện đang diễn ra tại TP.HCM.

1. Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội gì?

Theo phong tục truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ, ngày rằm tháng 10 trở thành bức tranh lễ hội tươi sáng của lễ hội Ok Om Bok, được biết đến như “đút cốm dẹp.” Nằm trong không khí trang nghiêm của lễ cúng trăng, ngày này không chỉ đánh dấu sự chấm dứt của mùa màng mà còn là dịp quan trọng để cộng đồng biểu dương lòng biết ơn và ước nguyện cho những điề tốt đẹp trong tương lai.

Lễ hội Ok Om Bok là một trong lễ hội văn hóa truyền thống lâu đời của người Khmer

Vừa qua, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức thành công lễ hội Ok Om Bok với sự quan tâm thu hút đông đảo của nhiều du khách quốc tế trong và ngoài nước thông qua “Tuần lễ văn hóa ẩm thực lễ hội Ok Om Bok” tổ chức từ ngày 21/11/ 2023 – 27/11/2023.

2. Trải nghiệm nét văn hóa lễ hội Ok Om Bok tại Sài Gòn

Nếu bạn đang muốn khám phá nét văn hóa đặc trưng mùa lễ hội cúng trăng của người Khmer thì hãy thử ghé ngay chùa Chantarangsay tọa lạc tại Quận 3, TP.HCM. Tại đây, du khách được trực tiếp tự làm những đóa hoa đăng thả sông nhằm để cầu nguyện những điều an lành cũng như thể hiện sự biết ơn đến các vị thần đã luôn chở che. Bên cạnh đó, nghi thức “đút cốm dẹp” của người Khmer lần đầu tiên được diễn ra tại chùa Chantarangsay do chính người chủ trì nghi thức buổi lễ thực hiện cho các phật tử.

Các phật tử trải nghiệm nghi lễ ăn cốm dẹp do chính người chủ trì lễ thực hiện – Ảnh: VnExpress

Nghi thức diễn ra chỉ vỏn vẹn 15 phút, nhà chùa đặc biệt chuẩn bị những phần cốm dẹp cho các phật tử mang về. Đó như là lời cầu phúc cho sự bình yên, an lành và may mắn cho các phật tử.

3. Tại sao nghi thức ăn cốm dẹp lại quan trọng trong lễ hội Ok Om Bok?

Theo như phong tục văn hóa của người Khmer thì cốm dẹp tượng trưng cho sự cầu an may mắn mùa màng, cho mùa màng luôn được tươi tốt và diễn ra thuận lợi. Trong nghi lễ cúng trăng Ok Om Bok ngoài vật phẩm cốm dẹp là nghi lễ bắt buộc có trong mùa lễ hội thì còn có các vật phẩm dâng cúng khác như chuối, khoai, mía, dừa…Đây được xem như những thành quả dâng lên các vị thần để bày tỏ được lòng biết ơn và thành kính sau hơn một mùa làm lụng được các vị thần chở che, giúp đỡ, mong cầu những điều tốt đẹp cho mùa màng năm sau.

4. Tham gia hoạt động buộc chỉ đỏ cầu sự may mắn

Ngoài nghi lễ ăn cốm dẹp và thả hoa đăng, chùa Chantarangsay còn tổ chức các hoạt động buộc chỉ đỏ cho phật tử để ban tặng mong cầu sự may mắn trong cuộc sống và trong công việc, cầu chúc sự bình an. Các phật tử sau khi được buộc chỉ đỏ thì có một tiếng đồng hồ để nghe pháp thoại từ nhà sư của chùa với những lời nguyện cầu bình an, thể hiện lòng biết ơn với các vị thần trên trời, thần đất thông qua mùa lễ hội đặc biệt này.

Ngoài hoạt động nghi lễ truyền thống, nhà chùa còn tổ chức hoạt động lễ buộc chỉ đỏ chi phật tử – Ảnh: VnExpress

5. Chùa Chantarangsay ở đâu?

Chantarangsay, còn được biết đến với tên gọi Candaransi (Ánh Trăng), là kiệt tác kiến trúc xây dựng năm 1946, đánh dấu bước chân của đạo Phật tại Sài Gòn và là ngôi chùa Khmer đầu tiên tại đây. Với diện tích rộng lớn là 4.500 m2, đây không chỉ là nơi thực hành tu hành của các nhà sư theo trường phái Nam Tông mà còn là trung tâm sôi động của văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ.

Qua từng mùa, Chantarangsay tỏa sáng với những nghi lễ truyền thống Phật giáo và văn hóa của người Khmer, như tết Chol Chnam Thmay, lễ Phật đản, lễ Ok Om Bok, và lễ Sene Dolta. Đây không chỉ là nơi linh thiêng, mà còn là trái tim đong đầy năng lượng tích cực của cộng đồng, nơi gặp gỡ, chia sẻ và tôn vinh những giá trị truyền thống đẹp đẽ.

Bài viết tham khảo:

- Advertisement -spot_img
Must Read
Related News